Vắc xin BCG và sự bùng phát của Covid-19 ở Nhật Bản đã nói lên điều gì?

Vào tháng 2/2020, Nhật Bản đã cho phép du thuyền Diamond Princess (DP) cập cảng tại thành phố Yokohama trong khi trước đó nước Ý đã từ chối việc cập bến của du thuyền này. Việc dễ dãi của chính phủ Nhật Bản đã gây xôn xao dư luận rằng “ liệu Nhật Bản có bùng phát ổ dịch thứ 2 sau Trung Quốc không?”.

Thế nhưng từ 1 tháng sau khi du thuyền DP cập bến Yokohama, thế giới đã bùng phát dịch tại lãnh thổ không thuộc địa phận Châu Á. Tính đến thời điểm ngày 31/3, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý đã có con số nhiễm dịch vượt ngưỡng Trung Quốc. Vậy điều gì đã khiến dịch bùng nổ một cách mạnh mẽ ở nơi cách xa hoàn toàn Trung Quốc? Vì sao những nước lân cận Trung Quốc như Nhật Bản, Việt Nam hiện nay vẫn khống chế tốt hơn các nước Châu Âu và Mỹ?

Có một số giả thuyết cho rằng do người Châu Á không có văn hóa chào hỏi gần gũi ( ôm hôn ) như người Châu Âu. Điều đó vẫn chưa đủ thuyết phục vì người Nhật hằng ngày đi làm bằng tàu điện đầy kín người nhưng hiện vẫn chưa có ca nhiễm nào từ tàu điện.

Ngày 26/3, blogger người Nhật - tài khoản JsatoNotes - đã có một bài thống kê vô cùng chi tiết làm chấn động thế giới về lịch sử tiêm chủng vắc xin BCG và sự bùng phát corona virus trên toàn thế giới.

Lý lịch của bloger này như sau:

The random notes of Jun Sato in English/Japanese.

I am a middle-aged Japanese male, brought up in Tokyo and moved to Brisbane at the end of 2017.

I started my career at the Tokyo office of a global management consulting firm and dived into a bank turnaround and launching its internet channel. I've started my own business and consulting in 2006 and have grown it to around $10M revenue.

I'm very open to new business/consulting inquiries to survive next year and next decade.

Vắc xin BCG là gì?

Vắc xin cho bệnh lao ("tuberculosis", gọi tắt là "TB") được biết đến với tên gọi vắc xin BCG (bacille Calmette-Guérin). Vắc xin BCG có chứa một dạng vi khuẩn (mầm bệnh) gây bệnh TB đã được làm cho yếu đi. Bởi vì các vi khuẩn này đã được làm yếu, nó không gây bệnh TB cho người khỏe mạnh mà có thể giúp hình thành sự bảo vệ (kháng bệnh) đối với TB. BCG hoạt động tốt nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và đặc biệt hiệu quả đối với phòng ngừa các hình thái TB nguy hiểm bao gồm TB viêm màng não với độ bảo vệ hơn 70%. Chỉ cần tiêm chủng vắc xin một liều duy nhất - không khuyến khích tiêm các liều bổ sung. Theo Queensland Health

Theo Vinmec “việc tiêm vắc-xin phòng lao cho trẻ là vô cùng cần thiết. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất thì nên tiêm phòng lao cho trẻ càng sớm càng tốt. Vắc-xin BCG được chỉ định tiêm cho trẻ trong vòng 30 ngày sau khi sinh, chỉ tiêm một liều duy nhất, không cần tiêm nhắc lại.”

Vậy vắc xin ngừa bệnh lao BCG đã phổ biến như thế nào trên thế giới?

The BCG World Atlas: A Database of Global BCG Vaccination Policies and Practices

Trên bản đồ có các khu vực ( lãnh thổ ) được chia ra với 3 màu: vàng (A), tím (B), cam (C).

Màu vàng (A): Những nước có chương trình tiêm vắc xin ngừa bệnh lao BCG.

Màu tím (B): Những nước từng có chương trình tiêm vắc xin này nhưng đã ngưng, ví dụ như Tây Ban Nha ngưng vào năm 1981, Đức năm 1998, Anh và Pháp ngưng vào khoảng 2005~2007 vv

Màu cam (C): Những nước hoàn toàn không có chương trình này.

Về tốc độ và cách lây nhiễm của Covid-19 và những quốc gia đã có chương trình tiêm vắc xin BCG có một “mối tương quan” đáng chú ý.

Ví dụ như: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hàng xóm, nhưng đến thời điểm ngày 5/4/2020, Tây Ban Nha có số ca nhiễm đứng thứ 3 sau Hoa Kì và Ý là 128,948 trong khi đó Bồ Đào Nha có số ca nhiễm là 11,278. Theo Johns Hopkins University & Medicine

Một so sánh thú vị hơn về nước Đức ( Đông Đức cũ và Tây Đức cũ ), Đông Đức cũ đã sử dụng vắc xin của Xô Viết (Nga) sản xuất, trong khi đó Tây Đức cũ sử dụng vắc xin của Tây Âu sản xuất đến năm 1998.

Nhìn vào bản đồ thống kê trên, chúng ta có thể thấy số ca nhiễm Covid-19 hoàn toàn tăng mạnh ở khu vực Tây Đức cũ ( màu đỏ đậm). Số ca nhiễm ở Đức được phân tích cụ thể như sau:

Thêm 1 ví dụ nữa về 2 nước láng giềng: Iran và Iraq. Nước Iran sử dụng vắc xin BCG nội địa từ năm 1947 đến 1984, trong khi đó Iraq sử dụng vắc xin BCG hoàn toàn sản xuất tại Nhật Bản. Tính đến thời điểm này, số ca nhiễm tại Iran lên đến 58,226 trong khi đó Iraq có 961 ca. Theo https://hgis.uw.edu/virus/

Tỷ lệ tử vong của các trường hợp nhiễm bệnh ở Nhật Bản cũng thấp, Thái Lan và Iraq cũng không có trường hợp nào được báo cáo tử vong hoặc các trường hợp nghiêm trọng. Nhưng ở Châu Âu và Mỹ lại có số ca nhiễm tăng đáng kể.  Tính đến thời điểm cuối tháng 3, trong số 1,349 người nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản, trong đó có 934 người quốc tịch Nhật và 415 người quốc tịch nước ngoài, có nghĩa là người nước ngoài dễ bị nhiễm bệnh hơn người Nhật Bản. Nhật bản đã bắt đầu chương trình tiêm vắc xin BCG từ năm 1951, một điều trùng hợp là trong số những người tử vong tại Nhật, số người có độ tuổi 70 trở lên chiếm phần lớn. Việc ra đi của diễn viên hài Shimura Ken (sinh năm 1950) cũng đã nêu lên một mối tương quan quan trọng.

Người Việt Nam có được tiêm vắc xin BCG theo chương trình của chính phủ không?

Theo thống kê của Our World Data : Vaccination. Kéo xuống cuối trang ta sẽ thấy bản đồ như sau ( năm 2015):

Màu xám: quốc gia không có dữ liệu “no data” về BCG ( nhưng không có nghĩa là không có tiêm ngừa)

Màu xanh đậm: những quốc gia có tỉ lệ tiêm BCG 95% trở lên. Những vùng có màu nhạt dần có tỉ lệ tiêm BCG thấp hơn ( theo bản đồ trên ). Việt Nam thuộc nhóm này.

Tiếp theo, hãy nhìn vào bản đồ bên dưới.

Nguồn gốc xuất xứ của vắc xin BCG cũng đáng được quan tâm, chia ra làm 3 nhóm như sau:

Nhóm I: BCG Brazill, BCG Russia/Bulgaria, BCG Japan.

Nhóm II: BCG Danmark.

Nhóm III: BCG Connaught, BCG Pastuer.

Việt Nam và Trung Quốc là một trong số những quốc gia sử dụng BCG nội địa ( màu xám ).

Một blogger khác (Giáo sư Nội khoa) đang kiểm tra hiệu quả của việc tiêm vắc-xin BCG trong phòng ngừa viêm phổi corona ở người già (dựa trên một số tiêu chuẩn y tế) tại các viện dưỡng lão. Những người có kết quả dương tính với phản ứng tuberculin sau khi tiêm vắc-xin BCG cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi đã giảm đáng kể so với nhóm âm tính.

Có thể nói, nếu tiêm vắc-xin BCG có thể ngăn ngừa viêm phổi tối đa ở người lớn tuổi, thì đó là tin tốt dù nguyên nhân có phải là SARS-CoV2 hay không (Lưu ý: Tiêm vắc-xin có thể có tác dụng phụ ).

Một lần nữa,  dựa vào phân tích trên ta thấy mối tương quan rõ rệt giữa tiêm chủng BCG và Covid-19 tại thời điểm này (là một giả thuyết dựa trên dữ liệu dịch tễ học) đang rất được quan tâm không chỉ những người thuộc bộ ngành y khoa mà còn là kiến thức quan trọng mỗi người chúng ta nên nắm bắt. BCG - một tia sáng đáng mong chờ cho toàn thế giới.

Nguồn: Bác sĩ Noriko Osumi - Giáo sư, Đại học Y khoa Tohoku.

BLOGOS

Hãy Like & Share chúng tôi
trên Facebook