Kyushu: Vương quốc rượu shochu của Nhật Bản

Mặc dù sake là loại rượu truyền thống Nhật Bản nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng tại đây còn có một loại rượu khác thịnh hành không kém, đặc biệt ở Kyushu: Rượu shochu. Loại rượu này, thường được làm từ khoai lang, là thức uống được lựa chọn nhiều ở các đảo phía nam. 

Shochu là gì?

Nếu bạn đi du lịch bất cứ nơi nào ở Kyushu và gọi “sake”, bạn có thể sẽ nhận về rượu shochu. Trong tiếng Nhật, từ sake dùng để chỉ rượu nói chung, trong khi rượu gạo mà những người bên ngoài Nhật Bản kết hợp với từ này được gọi là “nihonshu”. Ở Kyushu, người ta cho rằng khi bạn gọi rượu, đó đương nhiên là rượu shochu.

Shochu là thức uống được lựa chọn nhiều ở Kyushu, đặc biệt là ở các quán nhậu izakaya.

Shochu là một loại rượu chưng cất từ khoai lang, nhưng cũng có thể là gạo hoặc lúa mì, được làm nóng lên trong quá trình sản xuất. Loại shochu phổ biến nhất là từ khoai lang, 2 kiểu khác là kokuto shochu (đường nâu và gạo) ở đảo Amami và soba shochu (kiều mạch) ở tỉnh Miyazaki.

Ngoài ra, còn có 2 cách khác phân loại rượu shochu: Honkaku Shochu (chưng cất một lần) và Korui Shochu (chưng cất liên tiếp).

Lịch sử của rượu shochu

Việc chưng cất rượu xuất hiện ở Kyushu hơn 400 năm trước, thông qua 2 con đường buôn bán riêng biệt và không rõ con đường nào đến trước. Kyushu là nơi có giao thương nhộn nhịp với Trung Quốc, Triều Tiên và Okinawa (Vương quốc Ryukyu độc lập vào thời điểm đó).

Mặc dù shochu (Nhật Bản) và soju (Hàn Quốc) nghe giống nhau, nhưng 2 loại rượu thực sự là 2 loại đồ uống có cồn khác nhau.

Từ shochu rất giống về mặt ngôn ngữ với cả rượu soju của Hàn Quốc và rượu shaojiu của Trung Quốc.

Khả năng khác là rượu shochu có nguồn gốc từ Okinawa và đến Kyushu cùng với khoai lang (imo), do quá trình lên men sử dụng một loại nấm mốc chỉ có ở Okinawa.

Quá trình làm rượu shochu

Rượu shochu được làm bằng cách sử dụng một loại nấm mốc lên men gọi là koji, thường được trồng trên gạo hoặc lúa mạch và giúp chuyển hóa tinh bột trong khoai lang thành đường, sau đó chuyển thành rượu.

Koji có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm lên men khác của Nhật Bản, chẳng hạn như nước tương, miso, rượu mirin (rượu nấu ăn của Nhật Bản) và rượu sake.

Tuy nhiên, trong khi rượu sake của Nhật sử dụng koji vàng, thì rượu shochu được làm bằng koji đen, một loại nấm mốc cổ xưa từ Okinawa.

Shochu theo truyền thống được lên men trong các vại sành.

Theo truyền thống, rượu shochu được chưng cất trong các vại sành bằng gốm, trước khi nó được lọc và ủ trong một cái lu khác hoặc thậm chí đôi khi là một thùng gỗ sồi.

Giống như nhiều loại rượu chưng cất khác, ngay cả một sự điều chỉnh nhỏ trong  quy trình cũng có thể tác động lớn đến hương vị. Điều này dẫn đến nhiều lựa chọn về rượu shochu, mỗi vùng sản xuất ra loại rượu độc đáo của riêng họ.

Thưởng thức rượu Shochu

Ngày nay, rượu shochu phổ biến ở Nhật Bản hơn rượu sake và được thưởng thức rộng rãi trên toàn quốc. So với rượu sake, rượu shochu thường có tỷ lệ cồn từ 15 đến 40%. Các loại rượu shochu phổ biến nhất là 25%. Nó thường được pha loãng thêm với nước có ga, soda, hoặc thậm chí chỉ là nước lạnh.

Chuhai (shochu highballs) là một loại cocktail phổ biến ở Nhật Bản. Bạn có thể tìm thấy chúng ở các cửa hàng tiện lợi với nhiều lựa chọn về hương vị.

Một loại cocktail cực kỳ phổ biến ở Nhật Bản là chu-hai (shochu highballs) được làm từ một loại rượu shochu biến thể có hương vị rất trung tính. Chu-hai có nhiều hương vị, trong đó các phiên bản trái cây phổ biến nhất. Nếu bạn đến bất kỳ izakaya (quán rượu) nào ở Nhật Bản, thực đơn đồ uống luôn có các loại chu-hai.

Nguồn:Sakura Blog

Hãy Like & Share chúng tôi
trên Facebook